Linh đạo Caritas: Đặc tính và Diện mạo
Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013
Dẫn nhập
Linh đạo Caritas (Linh đạo Bác ái): là con đường tình yêu mà người tín hữu muốn đi theo để gặp được Thiên Chúa và mọi người, đặc biệt những người có hoàn cảnh khó khăn.
Cha Giám đốc Caritas Việt Nam trong bài chia sẻ về Linh đạo Caritas |
Linh đạo Bác ái nhắm đến việc giúp người kitô hữu thể hiện tình yêu bao la của Thiên Chúa qua những hành động giúp đỡ, chia sẻ thiết thực và trở thành chứng nhân sống động của Tin Mừng qua đời sống mang tính nhân bản toàn diện. Từ đó họ cộng tác với mọi người để xây dựng nền văn minh tình yêu cho dân tộc mình, cũng như cho gia đình nhân loại (x. TLHTXHGH, số 580-583).
Việc liên đới với mọi người, đặc biệt với người nghèo và dấn thân phục vụ họ theo giáo huấn và gương sống của Đức Giêsu là một trách nhiệm của người Kitô hữu, đồng thời là sứ mệnh căn bản của Giáo Hội. - ĐTC Bênêđictô đã đề cập đến điều này trong Thông điệp TCLTY rằng: "Bản chất Hội Thánh được thể hiện qua một trách nhiệm có ba mặt: Rao giảng Lời Chúa - Cử hành Bí tích - Phục vụ Bác ái. Đó là những trách nhiệm lệ thuộc vào nhau và không thể tách rời nhau được. Việc phục vụ bác ái đối với Hội thánh không phải là một cách thức hoạt động trợ giúp có thể trao cho người khác, nhưng nó thuộc về bản chất của Hội Thánh, là một biểu lộ bản chất không thể từ bỏ được".
Người theo Linh đạo Bác ái kết hợp mật thiết với Thiên Chúa qua đời sống phụng vụ, bí tích để nhận được tình yêu và ân sủng rồi diễn tả thành những hành động bác ái thiết thực trong đời sống, nhờ đó người khác cũng cảm nhận được tình yêu và tin vào Đức Giêsu Kitô (x. TĐTCLTY, số 25,22,32).
Trình bày
Phần trình bày xin tập trung vào 2 đề mục:
- Đặc tính của Bác ái Ki tô giáo
- Diện mạo của người thực thi bác ái
I. Đặc tính của Bác ái Ki tô giáo
1. Gặp gỡ Đức Ki tô
Qua sự dấn thân phục vụ những anh chị em bé mọn nhất, con người sẽ gặp gỡ được chính Đức Ki tô, và trong Đức Ki tô con người sẽ gặp gỡ Thiên Chúa là nguồn tình yêu, vì “yêu người là con đường dẫn đến Thiên Chúa, và quay lưng lại với tha nhân sẽ làm chúng ta mù loà không gặp được Người” (x. TĐ TCLTY, số 16).
Hội viên Caritas trước tiên là người được tình yêu Đức Kitô chinh phục. Khởi đi từ cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, họ có thể trao ban tình yêu này cho những anh chị em đồng loại qua những việc bác ái.
2. Có tính tổ chức
Tình yêu tha nhân bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa, trước tiên là trách nhiệm của từng người Kitô hữu, nhưng cũng là trách nhiệm của toàn thể cộng đồng Giáo Hội. Vì thế, tình yêu cũng cần có tổ chức, nếu nó muốn trở thành một công việc phục vụ có thứ tự cho cộng đoàn. Và cũng chính vì thế mà Hội Thánh đã thiết lập Caritas. Do đó, Hội thánh là chủ thể trực tiếp chịu trách nhiệm những hoạt động bác ái. Caritas là một tổ chức của Giáo Hội nhằm khơi dậy ý thức về tình bác ái yêu thương nơi mọi người trong xã hội, từ đó dẫn đến những hoạt động thiết thực giúp đỡ nhau (x. TĐ TCLTY, số 20).
- Caritas quốc tế => Tòa Thánh
- Caritas quốc gia => Hội Đồng Giám mục
- Caritas giáo phận => Đức Giám mục giáo phận
- Caritas giáo xứ => Cha xứ
3. Đào luyện chuyên môn
Theo mẫu gương trong dụ ngôn người Samari nhân hậu, hoạt động bác ái mang đặc tính Kitô giáo trước hết là lời đáp trả nhu cầu khẩn cấp trực tiếp trong một hoàn cảnh cụthể: Ai muốn phục vụ cho những người đau khổ, cần phải được đào tạo có nghiệp vụ : những người trợ giúp phải được đào tạo, để họ thực hiện những hành động đúng đắn vàođúng lúc và tiếp tục chăm sóc.
1. Gặp gỡ Đức Ki tô
Qua sự dấn thân phục vụ những anh chị em bé mọn nhất, con người sẽ gặp gỡ được chính Đức Ki tô, và trong Đức Ki tô con người sẽ gặp gỡ Thiên Chúa là nguồn tình yêu, vì “yêu người là con đường dẫn đến Thiên Chúa, và quay lưng lại với tha nhân sẽ làm chúng ta mù loà không gặp được Người” (x. TĐ TCLTY, số 16).
Hội viên Caritas trước tiên là người được tình yêu Đức Kitô chinh phục. Khởi đi từ cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, họ có thể trao ban tình yêu này cho những anh chị em đồng loại qua những việc bác ái.
2. Có tính tổ chức
Tình yêu tha nhân bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa, trước tiên là trách nhiệm của từng người Kitô hữu, nhưng cũng là trách nhiệm của toàn thể cộng đồng Giáo Hội. Vì thế, tình yêu cũng cần có tổ chức, nếu nó muốn trở thành một công việc phục vụ có thứ tự cho cộng đoàn. Và cũng chính vì thế mà Hội Thánh đã thiết lập Caritas. Do đó, Hội thánh là chủ thể trực tiếp chịu trách nhiệm những hoạt động bác ái. Caritas là một tổ chức của Giáo Hội nhằm khơi dậy ý thức về tình bác ái yêu thương nơi mọi người trong xã hội, từ đó dẫn đến những hoạt động thiết thực giúp đỡ nhau (x. TĐ TCLTY, số 20).
- Caritas quốc tế => Tòa Thánh
- Caritas quốc gia => Hội Đồng Giám mục
- Caritas giáo phận => Đức Giám mục giáo phận
- Caritas giáo xứ => Cha xứ
3. Đào luyện chuyên môn
Theo mẫu gương trong dụ ngôn người Samari nhân hậu, hoạt động bác ái mang đặc tính Kitô giáo trước hết là lời đáp trả nhu cầu khẩn cấp trực tiếp trong một hoàn cảnh cụthể: Ai muốn phục vụ cho những người đau khổ, cần phải được đào tạo có nghiệp vụ : những người trợ giúp phải được đào tạo, để họ thực hiện những hành động đúng đắn vàođúng lúc và tiếp tục chăm sóc.
4. Đào luyện con tim
Tuy khả năng nghề nghiệp là điều cần thiết và căn bản, thế nhưng duy chỉ như thế thì không đủ. Việc phục vụ bác ái ki tô giáo nhắm đến con người, và con người luôn cần đến mộtcái gì hơn là sự chăm sóc về kỹ thuật. Họ còn cần đến tình người. Họ cần đến sự quan tâm của con tim. Vì thế, những người trợ giúp này, ngoài việc đào tạo nghiệp vụ, còncần đến việc đào luyện con tim : họ cần được hướng dẫn đến gặp gỡ Thiên Chúa trong Đức Kitô, cuộc gặp gỡ này sẽ đánh thức tình yêu trong họ và mở rộng con tim của họcho tha nhân, đến độ tình yêu tha nhân đối với họ không còn là một giới răn được thiết đặt tự bên ngoài, nhưng đó là bước tiếp nối của đức tin. Chính đức tin đó hoạt động trong tình yêu (TCLTY, số 31a)
5. Không phải là cách chiêu dụ tín đồ
Tình yêu bác ái được trao tặng cách nhưng không cho những con người cụ thể, đặc biệt cho những người sống bên lề xã hội, không phân biệt màu da, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị. Tuy nhiên, nó không phải là phương tiện để chiêu dụ tín đồ. -- Tình yêu thì nhưng không, thì tự do: tình yêu không được thực hiện để đạt tới mục đích khác. Ai hoạt động bác ái nhân danh Hội Thánh, không bao giờ tìm cách áp đặt lên kẻ khác niềm tin của Hội Thánh: Người đó phải biêt rằng tình yêu trong sự thuần khiết và vô tư là chứng cứ tốt nhất về Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta tin và thúc đẩy chúng ta yêu thương. Người kitô hữu biết lúc nào có thể nói về Thiên Chúa, lúc nào thì nên thinh lặng và chỉ nói về tình yêu mà thôi. Người đó biết Thiên Chúa là Tình yêu, và ngay lúc này Người đang hiện diện trong lúc tình yêu được thực hiện chứ không phải bất cứ điều gì khác.
II. Diện mạo của người thực thi bác ái :
1. Khiêm tốn
Họ phải luôn xác tín rằng: khả năng giúp đỡ người khác là một hồng ân của Thiên Chúa, chứ không phải là công đức và sự nghiệp của bản thân, vì thế thành viên Caritas phải luôn noi gương Đức Giêsu sống khiêm tốn: “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng” (Lc 17,10). Cách phục vụ đúng đắn này sẽ làm cho người trợ giúp khiêm tốn hơn. Họ không đặt mìnhvào vị trí cao hơn người khác, cho dù người đó ngay trong giây phút này đang ở trong hoàn cảnh thật khốn khổ. Đức Kitô đã chọn vị trí cuối cùng trong trần gian - đó là thập tự -và ngay chính trong sự khiêm hạ triệt để đó, Người đã cứu chúng ta và giúp chúng ta tiến tới.
Ai đứng trong vị thế giúp đỡ kẻ khác, phải nhận biết rằng, chính lúc đó họ cũng được giúp đỡ và khả năng giúp đỡ của bản thân không là công đức và sự nghiệp của bản thân. Tráchnhiệm này là một ân sủng. Một người càng phục vụ cho kẻ khác, thì họ càng hiểu lời của Đức Kitô và áp dụng cho chính mình : “Chúng tôi chỉ là những đầy tớ vô dụng” (Lc17,10) Vì họ nhận biết rằng, không phải vì phận vụ của một kẻ cả hay vì một hiệu quả lớn lao cho cá nhân, nhưng vì Chúa đã ban cho họ như một hồng ân.
2. Cầu Nguyện:
Họ là những công cụ mà Thiên Chúa dùng để trao ban tình thương của Ngài. Muốn được như vậy, họ cần phải biết cầu nguyện, biết gắn bó với Thiên Chúa qua đời sống phụng vụ, bí tích (x. TĐ TCLTY, số 22,25,32).
Cầu nguyện là cách thế tìm được sức mạnh mới mẻ từ Đức Kitô ; ở đây cầu nguyện trở thành một đòi hỏi khẩn cấp cụ thể. Ai cầu nguyện sẽ không phung phí thời giờ củamình, cả khi hoàn cảnh thật khẩn cấp và hình như thúc bách chúng ta phải hành động. Sự đạo đức không làm suy yếu cuộc chiến đấu chống lại nghèo khổ hay sự cùng cựccủa tha nhân.
Chân phước Têrêsa thành Calcutta là một mẫu gương tỏ tường cho điều này. Ngài nói : « thời gian dành cho Thiên Chúa trong kinh nguyện không những không làm phương hạiđến hoạt động cụ thể của tình yêu tha nhân, nhưng trong thực tế lại là nguồn bất tận cho hoạt động đó ».
Đây là lúc tái xác định sự quan trọng của việc cầu nguyện khiđối mặt với chủ thuyết duy hoạt động và chủ thuyết tục hoá đang hăm dọa nhiều Kitô hữu tham gia vào côngtác bác ái. Người Kitô hữu cầu nguyện không có ý định thay đổi chương trình của Thiên Chúa, hay hoàn thiện điều Thiên Chúa quan phòng. Đúng hơn, họ tìm cách gặp gỡ Chacủa Đức Gíêsu Kitô và khẩn cầu, để Người hiện diện trong họ với sự an ủi của Chúa Thánh Thần và trong công tác của họ. (TCLTY 36&37)
Lời kết
Thánh Phao lô cho ta thấy sự bất biến của tình yêu trong ngày cánh chung. Khi chúng ta được diện kiến Thiên Chúa, niềm tin và hy vọng thì không còn nữa, chỉ còn lại tình yêu mà thôi.
Vì Thiên Chúa là Tình yêu và Thiên Chúa là Đấng hằng hữu, nên ai ở trong tình yêu là ở trong Thiên Chúa và sẽ không bị hủy diệt, như thánh Gioan đã nói:” Kẻ không yêu thương, thì ở lại trong sự chết” (1 Ga 3.14). Những gì chúng ta thực hiện với một tình yêu đích thực, sẽ tồn tại mãi và làm cho chúng ta trở nên giống hình ảnh Thiên Chúa ngày một hơn.
Mỗi người chúng ta được mời gọi khám phá ra ý nghĩa đích thực của đời sống và mỗi ngày hoàn thành ơn gọi tình yêu mà chúng ta đang bước theo bằng cách thi hành bác ái. Thời gian tương lai không nằm trong tay chúng ta, chỉ giây phút hiện tại là của chúng ta.
Vậy chúng ta hãy sống yêu thương.
(Bản tóm tắt)
Vp Caritas Đà Lạt
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét