Cảm nhận về khóa học kỹ năng sơ cấp cứu bệnh nhân
Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Cũng
như mọi năm, đợt tập huấn được chia làm 2 địa điểm: điểm thứ nhất ở giáo xứ Bảo
Lộc, điểm thứ hai ở Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận. Tại mỗi điểm, khóa học luôn diễn
ra trong 3 ngày. Tại hạt Bảo Lộc, khóa tập huấn diễn ra từ ngày 20 - 22/07/2015
với tổng số người tham gia là 131 học viên, thuộc 22 giáo xứ. Tại Trung Tâm Mục
Vụ Giáo Phận, khóa học diễn ra từ ngày 23–25/07/2015 với tổng số người tham gia
là 66, thuộc 17 giáo xứ.
Chương
trình bắt đầu vào lúc 7h30 - 8h00 với phần chào đón và ghi danh. Đúng 8h00 sáng,
các tham dự viên đã có mặt đầy đủ. Mở đầu cho khóa tập huấn, thay mặt cho Văn
phòng Caritas Đà Lạt, chị Hồng Phúc đã phát biểu khai mạc và giới thiệu đoàn giảng
viên là Cha và các Thầy từ Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa. Buổi khai mạc diễn ra
nhanh chóng. Để làm quen với các học viên và tạo tinh thần thoải mái trước giờ
học, đoàn giảng viên đã cho cả hội trường cùng múa một bài cộng đồng. Các học
viên ở đủ mọi độ tuổi đều không ngần ngại mà cùng múa theo điệu múa khiến cả hội
trường thêm náo nhiệt.
Chương
trình tập huấn gồm 6 nội dung là những kiến thức rất cần thiết trong cuộc sống
như: sơ cấp cứu nạn nhân đuối nước, sơ cấp cứu nạn nhân bị bỏng, kỹ thuật thực
hành băng vết thương, cấp cứu nạn nhân ngưng tim ngưng thở, sơ cấp cứu nạn nhân
gãy xương, chế độ dinh dưỡng và cấp cứu nạn nhân ngộ độc thực phẩm. Các tiết học
được các giảng viên phân chia rõ ràng. Bài giảng phong phú với nhiều hình ảnh
và tình tiết hấp dẫn sinh động gần gũi thực tế, kết hợp với việc thực hành tại
chỗ. Nhờ đó, các học viên có thể tập trung và tiếp thu bài học tốt hơn.
Cuộc
sống luôn phong phú và luôn có những biến cố bất ngờ, tai nạn hay sự cố có thể
xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả những lúc chúng ta nghĩ là an toàn nhất. Do đó, nếu
chúng ta được trang bị tốt các kiến thức về sơ cấp cứu thì đó là điều quí báu,
để rồi ta có thể linh hoạt ứng biến trong những tình huống bất ngờ để cứu giúp
những người thân trong gia đình, những người xung quanh, ở những thời điểm mà
bác sĩ hay nhân viên y tế chưa đến ngay được – mà tính mạng, khả năng cứu sống
của người bị nạn tỉ lệ nghịch với thời gian chờ chữa trị.
Thực
tế hiện nay, khi xảy ra tai nạn, chúng ta thường có thái độ dường như vô cảm với
nạn nhân vì không biết phải làm gì, ngay cả khi đó là người thân của mình, điều
này đã cướp đi cơ hội được sống của không ít người. Trong chúng ta, có lẽ không
ít người đã gặp trường hợp tại nạn mà nạn nhân vẫn còn vùng vẫy tay chân vì muốn
được cứu. Nhiều người vì thấy tội nghiệp, muốn cứu đã mất mạng chung với nạn
nhân trong trường hợp bị đuối nước; hoặc trong trường hợp bị bỏng, vì không biết
xử lí, đã nộp mạng cho tử thần hay để lại những hậu quả đau lòng,… Tôi đã từng
chứng kiến cảnh ấy mà không giúp được vì bản thân không biết gì về sơ cấp cứu.
Và tôi đã phải mất một thời gian khá dài để quên đi hình bóng người bị tai nạn
đó.
Cách
sơ cấp cứu tôi được học trong khóa tập huấn này hoàn toàn giống với những tình
huống có thể xảy ra hàng ngày, với đầy đủ các nội dung như: đuối nước, bị bỏng,
băng vết thương, gãy xương, ngộ độc thực phẩm,… Ở mỗi bài học, giảng viên luôn
đặt câu hỏi gợi mở ý tưởng cho học viên. Nếu khi cứu người bị đuối nước, nạn
nhân nắm chặt vào cổ chúng ta, thì làm như thế nào? Hãy nêu cách bà con xử lí khi
gặp nạn nhân bỏng?... Các học viên đã đưa ra rất nhiều câu trả lời từ kinh nghiệm
bản thân và kinh nghiệm dân gian. Từ đó, các giảng viên đã phân tích cho thấy
cách cấp cứu nào là đúng, cách cấp cứu nào có thể dẫn đến cái chết hoặc làm cho
vết thương nặng thêm. Còn băng bó vết thương thì thế nào? Theo quan niệm xưa
nay, chúng ta cứ nghĩ băng thế nào cũng được, miễn sao băng kín hết vết thương.
Nhưng ở khóa sơ cấp cứu này, tôi đã học được băng phải đúng cách, đúng vị trí,
đúng kỹ thuật để khi tháo ra bệnh nhân đỡ đau, vết thương không bị chảy máu, không
bị nhiễm trùng.
Không
chỉ học lý thuyết, trong tiết giảng của các thầy luôn luôn có bài thực hành, để
các học viên thuộc bài và thực tập ngay tại lớp. Ban tổ chức đã chia lớp thành
4 nhóm nhỏ và 4 thầy sẽ trực tiếp hướng dẫn các học viên. Lúc đầu, các học viên
còn ngần ngại không dám thực hành, nhưng về sau, mọi người trong nhóm đã quen dần
và chỉ cho nhau làm một cách tự nhiên. Ai cũng phải làm, có tự tay làm mới biết
mình sai và rút kinh nghiệm cho bản thân. Quan sát tất cả các nhóm, tôi thấy ai
cũng tập trung làm, làm sai có thầy chỉ hoặc mọi người cùng chỉ cho nhau. Thỉnh
thoảng tôi cũng nghe được có người nói: “trước giờ, gặp trường hợp vậy cứ làm đại,
xé quần - xé áo băng kín vết thương không chảy máu là được, bây giờ mới biết phải
làm thế nào cho đúng”,.… Vì vậy, khóa tập huấn này rất bổ ích cho các học viên,
nhờ đó họ biết cách xử trí trong những tình huống khẩn cấp, để rồi khả năng sống
của nạn nhân sẽ được tăng lên.
Khóa
tập huấn đã kết thúc thành công trong 1 tuần ở hai địa điểm. Nhờ sự giảng dạy
nhiệt tình của cha và các thầy, các học viên đã tiếp thu các kỹ năng tích cực,
đạt được kết quả rất cao trong bài kiểm tra cuối khóa. Sau khóa học, các học
viên đã học được các kỹ năng sơ cấp cứu căn bản để về áp dụng cho bản thân, gia
đình và trong cuộc sống.
Việc
văn phòng Caritas Đà Lạt kết hợp với các giảng viên Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa
mở khóa tập huấn Sơ Cấp Cứu Nạn Nhân thật sự có ý nghĩa. Xin cảm ơn Cha và các
thầy Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa. Cảm ơn tất cả các học viên đã hy sinh việc
gia đình để tham dự khóa tập huấn này. Chính nhờ sự nhờ sự chung tay của tất cả
mọi người, khóa học mới gặt hái được kết quả tốt đẹp. Sự hy sinh của mọi người
chắc chắn sẽ mang hiệu quả mai sau và đến suốt cuộc đời phục vụ. Mong rằng các
kỹ năng sơ cấp cứu này sẽ được phổ biến rộng rãi để có thể nâng cao trình độ ứng
cứu tai nạn cho mọi thành phần trong xã hội hôm nay.
Chúc
mừng khóa học đã thành công tốt đẹp!
Đinh
Trang Hòa, ngày 10 tháng 08 năm 2015
Nròng Hương
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét