Hạt giống
Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017
“Nếu bạn có những hạt giống, bạn có thể tưởng tượng đến một
tương lai khác”.
Parboti Singh, BARCIK Netrakona Trung tâm Tài nguyên, Bangladesh
Trong
ba tuần lễ vào tháng 6 và tháng 7 năm 2017, chúng tôi đã gặp nhau trong một
nhóm gồm 22 người nhận học bổng Australia Award Fellows bao gồm các nghiên cứu
viên và khách mời đến từ Philippines, Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam và Úc để thảo
luận về nông nghiệp bền vững và phục hồi[1].
Nhóm chúng tôi được quy tụ từ những học giả, các nhà thực hành, những nhà tổ chức
cộng đồng, nông dân và các nhà hoạt động xã hội (nhiều người trong số chúng tôi
có nhiều hơn một chuyên môn đã kể trên) với sự kết nối đến hàng chục ngàn người
nông dân canh tác tự cung tự cấp theo phương pháp hữu cơ quy mô nhỏ ở Châu Á.
Trong ngày đầu tiên, chúng tôi đã dùng phương pháp động não để đưa ra các từ
khóa ưu tiên, bằng cách đặt câu hỏi: từ nào là nền tảng trong những hoạt động của
bạn? Từ quan trọng nhất được nêu lên đó là: hạt giống.
Hạt giống là những thế giới của thực hành. Chúng giữ tiềm
năng về sự đa dạng kinh tế, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các nền văn hoá và các cộng
đồng, các đời sống và sinh kế, sản xuất và sinh sản, đa dạng sinh học nông nghiệp,
kể cả phong trào xã hội, những cuộc đấu tranh cá nhân và cộng đồng. Hạt giống
là một cuộc sống phôi thai, nắm giữ tương lai của chính nó và tiềm năng tương
lai của những người mà nó sẽ tiếp xúc. Hạt giống cũng thể hiện sự đe dọa, vì
chúng được mã hoá bằng quyền sở hữu trí tuệ, được tạo ra để có tính đồng nhất về
di truyền và đáp ứng sẵn sàng trên thị trường, hoặc là kết quả tác động thô bạo
của công nghệ sinh học ức chế khả năng lưu giữ bảo tồn. Trong bài viết này,
chúng tôi đưa ra một số khía cạnh của hạt
giống mà chúng tôi đã chọn như một từ khóa đặc biệt quan trọng.
Trước tiên, hạt giống là một biểu hiện của quyền lực. Nó vừa
mang tính biểu tượng vừa có ý nghĩa vật chất sâu sắc. Parboti Singh, đến từ
BARCIK (Trung tâm Tài nguyên Kiến thức Bản địa Bangladesh), nhấn mạnh bản chất
giới tính của hạt giống và sức mạnh của nó, sự sắp xếp của nó với thực tiễn vật
chất. BARCIK hỗ trợ kiến thức bản địa của các thành viên là nông dân và sự chủ
động dấn thân của họ trong việc lưu giữ giống và thực hành nông nghiệp hữu cơ.
Theo Parboti:
Hạt giống là quyền lực, quyền của người phụ nữ, vì chính người phụ nữ đang bảo tồn hạt giống. Cô ta lấy hạt giống, trồng trong vườn nhà mình, chăm sóc, sử dụng nó để xây dựng gia đình, nuôi dưỡng gia đình và đưa ra thị trường để kiếm sống.
Hạt giống là quyền lực, quyền của người phụ nữ, vì chính người phụ nữ đang bảo tồn hạt giống. Cô ta lấy hạt giống, trồng trong vườn nhà mình, chăm sóc, sử dụng nó để xây dựng gia đình, nuôi dưỡng gia đình và đưa ra thị trường để kiếm sống.
Thứ đến, sức mạnh chính trị của hạt giống có thể vừa làm sống
động vừa gây hạn chế. Cả tiềm năng và mối đe dọa đều hữu hình vì hạt giống là một
hiện thân của các quá trình quyền lực rộng lớn hơn. Parboti vẫn tiếp tục:
Hạt giống có thể là một vũ khí chính trị. Chỉ với một hạt giống nhỏ bé, nó có thể phá hủy sự đa dạng của cả một vùng, phá hủy cách sống và lối sống nơi đó. Hạt giống cũng có thể là một cách khai thác và tước đoạt. Một tập đoàn kiểm soát hạt giống sẽ gây khó khăn cho sinh kế của người dân. Nó hủy hoại nền văn hoá thực phẩm và hệ thống đời sống của thực phẩm.
Hạt giống có thể là một vũ khí chính trị. Chỉ với một hạt giống nhỏ bé, nó có thể phá hủy sự đa dạng của cả một vùng, phá hủy cách sống và lối sống nơi đó. Hạt giống cũng có thể là một cách khai thác và tước đoạt. Một tập đoàn kiểm soát hạt giống sẽ gây khó khăn cho sinh kế của người dân. Nó hủy hoại nền văn hoá thực phẩm và hệ thống đời sống của thực phẩm.
Tuy nhiên, hạt giống cũng có thể được phục hồi, và bằng cách
đó, nó trở thành một lực lượng quan trọng trong việc tạo ra những loại hiện tại
và tương lai khác nhau, tăng cường và hỗ trợ sự đa dạng về xã hội, văn hoá,
sinh thái và kinh tế. Hạt giống đa dạng là cơ sở để xây dựng tính bền vững và
khả năng phục hồi trong các hệ thống sinh thái nông nghiệp và hiện thân trong
tiềm năng phản ứng trước biến đổi khí hậu. Các giống truyền thống đã được truyền
lại ở một số cộng đồng mặc cho những áp lực để có năng suất cao và có độ đồng
nhất về mặt di truyền thì vẫn có thể nhân rộng và chia sẻ. Nhiều giống mới do
chính nông dân lai tạo có thể được phát triển thông qua trao đổi học hỏi giữa
những người nông dân về thông tin và kỹ thuật lai tạo (như những sáng kiến đã
được mạng lưới nông dân MASIPAG – Philippin đang thực hiện, xem Bachmann và cộng
sự 2009). Vì vậy, khi Elizabeth Cruzada, thuộc tổ chức METSA Foundation, một tổ
chức thành viên của MASIPAG, đề nghị ý tưởng hạt giống là sự tự do, thì đó
không phải là phép ẩn dụ. Cô giải thích:
Với việc phục hồi hạt giống, khi hạt giống nằm trong tay của người nông dân thì có sự tự do. Ka Pecs - người sáng lập và tạo nguồn cảm hứng cho chương trình lai tạo giống của MASIPAG - tin rằng MASIPAG mang lại niềm hy vọng cho nông dân từ hạt giống. Đây là những hạt giống không phụ thuộc vào hóa chất, vào các tập đoàn. Nếu chúng không phụ thuộc vào đầu tư ban đầu, chúng có quyền tự do và tự kiểm soát.
Với việc phục hồi hạt giống, khi hạt giống nằm trong tay của người nông dân thì có sự tự do. Ka Pecs - người sáng lập và tạo nguồn cảm hứng cho chương trình lai tạo giống của MASIPAG - tin rằng MASIPAG mang lại niềm hy vọng cho nông dân từ hạt giống. Đây là những hạt giống không phụ thuộc vào hóa chất, vào các tập đoàn. Nếu chúng không phụ thuộc vào đầu tư ban đầu, chúng có quyền tự do và tự kiểm soát.
Tiếp theo, khía cạnh
thứ ba của hạt giống cho thấy tại sao nhóm của chúng tôi chọn ưu tiên như một từ
khóa trung tâm: vai trò của hạt giống trong cuộc đấu tranh kiến thức (Wright
2005). Nền nông nghiệp tốt và nền kinh tế lành mạnh, đa dạng dựa vào các hệ thống
tri thức và quyền sở hữu hạt giống do chính nông dân và người bản địa dẫn dắt
đã hỗ trợ vượt thắng sự kiểm soát của các tập đoàn và các nước Tây phương. Theo
Ramoo, Ramanjaneyulu GV, đến từ Trung tâm Nông nghiệp Bền vững (CSA) ở Ấn Độ
cho thấy:
Hiện tại hệ thống hạt giống đang rơi vào tay các tập đoàn lớn. Nó được điều khiển bởi công nghệ và phương thức trồng độc canh. Do đó, nếu chúng ta muốn có một nền nông nghiệp đa dạng, chúng ta phải tạo ra một hệ thống kiến thức và quyền sở hữu để hỗ trợ, tái tạo các hệ thống khác nhau không dựa trên sự kiểm soát độc quyền, hoặc trồng độc canh, nhưng dựa trên nhu cầu của những người có liên quan trong việc bảo tồn hạt giống, các nông dân, các tình nguyện viên khác nhau và cuối cùng là người tiêu dùng, kể cả người tiêu dùng nông dân.
Hiện tại hệ thống hạt giống đang rơi vào tay các tập đoàn lớn. Nó được điều khiển bởi công nghệ và phương thức trồng độc canh. Do đó, nếu chúng ta muốn có một nền nông nghiệp đa dạng, chúng ta phải tạo ra một hệ thống kiến thức và quyền sở hữu để hỗ trợ, tái tạo các hệ thống khác nhau không dựa trên sự kiểm soát độc quyền, hoặc trồng độc canh, nhưng dựa trên nhu cầu của những người có liên quan trong việc bảo tồn hạt giống, các nông dân, các tình nguyện viên khác nhau và cuối cùng là người tiêu dùng, kể cả người tiêu dùng nông dân.
Đối với CSA, điều này
có nghĩa là phải làm việc trên hệ thống nguồn
hạt giống mở với sự tiếp cận và
phân chia lợi ích để hỗ trợ việc chia sẻ hạt giống và công nhận người nông dân
lai tạo giống (Ramanjaneyulu và Rajashekar 2014). Đối với các tổ chức khác, nó
có nghĩa là khuyến khích chuyển giao hạt giống một cách tự do, như Parboti mô tả:
"Bạn có thể tìm thấy sự tràn đầy bằng cách cho đi hạt giống. Nếu bạn cho hạt
giống, bạn không cần phải mua. Nó không chỉ dành cho bạn mà thôi nhưng còn cho
những người khác, cho các mùa khác cũng như cho nguồn thực phẩm khác của bạn."
Cuối cùng, cuộc thảo luận của chúng tôi nhìn vào khía cạnh xã
hội và sự ảnh hưởng của hạt giống, nhìn vào tiềm năng kết nối của hạt giống, để
làm việc vượt ra ngoài chủ nghĩa tư bản và hỗ trợ những thực hành đa dạng với
các loại tiêu chuẩn khác nhau. Elizabeth chỉ ra rằng, với hạt giống, chúng ta bắt
đầu hồi sinh sự hợp tác, sức sống cùng tinh thần của cộng đồng và sự độc lập.
Chúng ta có thể đòi lại nền kinh tế, cộng đồng và thị trường của chúng ta. Cô ấy
đã nối kết:
Hạt giống là cách để người nông dân không đơn thuần là đối tượng của chủ nghĩa tư bản. Họ không chỉ là người tiêu dùng xem hạt giống như sản phẩm, như đầu vào cần có trong nông nghiệp, nhưng hạt giống còn là một cách mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Nó giữ sự nối kết với thiên nhiên và cách để hoàn thiện vai trò của người nông dân trong việc nuôi dưỡng và giữ cho cộng đồng khỏe mạnh. Ngay cả khi người nông dân không có nhiều tiền nhưng có lương thực và hạt giống cho vụ mùa kế tiếp, họ sẽ có cảm giác thực hiện được chức năng của người nông dân, của người đồng sáng tạo. Khi họ có những giống lúa khác nhau để trồng và cho ra sản lượng dồi dào dưới sự chăm sóc yêu thương của thiên nhiên và của chính họ, họ sẽ nhận được niềm vui.
Hạt giống là cách để người nông dân không đơn thuần là đối tượng của chủ nghĩa tư bản. Họ không chỉ là người tiêu dùng xem hạt giống như sản phẩm, như đầu vào cần có trong nông nghiệp, nhưng hạt giống còn là một cách mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Nó giữ sự nối kết với thiên nhiên và cách để hoàn thiện vai trò của người nông dân trong việc nuôi dưỡng và giữ cho cộng đồng khỏe mạnh. Ngay cả khi người nông dân không có nhiều tiền nhưng có lương thực và hạt giống cho vụ mùa kế tiếp, họ sẽ có cảm giác thực hiện được chức năng của người nông dân, của người đồng sáng tạo. Khi họ có những giống lúa khác nhau để trồng và cho ra sản lượng dồi dào dưới sự chăm sóc yêu thương của thiên nhiên và của chính họ, họ sẽ nhận được niềm vui.
Hạt giống, hiện thân của một loạt các khía cạnh làm cho chúng
trở thành trung tâm của các tập quán đa dạng tập thể. Những đặc tính của hạt giống
đi từ quyền lực, đến đấu tranh trên tri thức và quyền sở hữu, rồi đến khả năng
của hạt giống để kết nối và thúc đẩy những cách tồn tại khác nhau. Nuôi dưỡng sự
đa dạng hạt giống, cùng với sự hỗ trợ của việc thực hành, kiến thức và các mô
hình sở hữu, là nền tảng để nuôi dưỡng bản thân, cộng đồng và nền kinh tế của
chúng ta. Như Parboti kết luận: "hạt giống là cho sự tự do, cho sự hoàn
thiện, cho sức mạnh, cho thiên nhiên. Nếu bạn có hạt giống, bạn có thể tưởng tượng
đến một tương lai khác ... "
Tác giả:
Hạt giống của sự hồi phục – Nghiên
cứu tập thể bao gồm Sarah Wright, Parboti Singh, Elizabeth
Cruzada, Ramanjaneyulu GV, Nimruji Prasad J., Thi Hong Phuc Dinh, Gavin
Jack, Jagjit Plahe[2].
Tham khảo:
Bachmann L, Cruzada E, Wright S, (2009) An ninh lương thực và tăng năng lực cho người dân: một nghiên cứu về tác động của Nông
nghiệp Bền vững tự dân tại Philippines, MASIPAG, Laguna, Philippines. Xem tại:
http://masipag.org/downloads/
Barcik (no date) Sáng
kiến Barcik. Truy cập 20/8/2017
from http://www.barcikbd.org/barcik-initiatives/
Ramanjaneyulu, GV,
Rajashekar, G. (2014) Nghiên cứu thiết lập hệ thống nguồn giống mở tại Ấn Độ
được hỗ trợ bởi Hivos, Oxfam Novib, Cộng đồng đa dạng sinh học nông nghiệp.
OSSN Report. Trung tâm Nông nghiệp Bền vững. Truy cập 20/8/ 2017 tại
http://csa-india.org/wp-content/uploads/2014/11/141029-OSSN-report1.pdf
Wright
S,
(2005) ‘Thang kiến thức: quyền sở hữu trí tuệ @, không gian tri thức và sản xuất
toàn cầu’, Địa lý xã hội và văn hóa, 6 903-921.
[1] ‘Xây dựng năng lực phục hồi trong các hệ thống thực phẩm nông nghiệp ở
Châu Á thông qua thực hành bền vững và công bằng’ là một Học bổng Australia
Award năm 2017, do Bộ Ngoại giao và Thương mại (DFAT) tài trợ và phối hợp bởi
Jagjit Plahe và Gavin Jack của Đại học Monash và Sarah Wright của Đại học
Newcastle.
[2] Hạt giống của sự hồi phục – Nghiên
cứu tập thể bao gồm Mr Ambuj Soni, Mr
Duskar Barik, Prof Madhushree Sekher, Dr Venkata Ramanjaneyulu Gangula, Prof
Nimruji Prasad Jammulamadaka, Ms Ma Corazon Jimenez-Tan, Ms Georita Gallano
Pitong, Ms Elizabeth Cruzada, Ms Thi Hong Phuc Dinh, Prof Amita Singh, Ms
Analyn Mirano, Ms Emily Cordero-Guara, Mr Adinarayana Kottam, Ms Parboti Singh,
Mr Sree Harsha Thanneeru, Dr Jagjit Plahe, Prof Gavin Jack, A/Prof Sarah Wright,
Mr J. Emmanuel Yap, Ms Eleanor Lang, Mr Lachlan Gregory, Dr Anna Szava.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét