Giá trị của hạt giống
Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020
Ngày xưa ông bà ta có câu “có hạt giống là có sự sống” vì từ hạt giống có thể nuôi sống nhiều người là nguồn lương thực thiết yếu cho mỗi con người. Không còn hạt giống là thiếu đi sự sống còn của nhân loại. Chúng được duy trì và bảo tồn từ thế hệ cha ông cho tới lớp thế hệ con cháu.
Hạt giống không được phép vứt đi hay chà đạp vì nó rất linh thiêng. Dù có 1 vài giống đã bị mất đi những ở đâu đó vẫn còn lưu giữ và đem lên chia sẻ cho nhiều người khác tiếp tục duy trì và bảo tồn, con người sống thì phải có hạt giống để tự nuôi sống bản thân và gia đình. Hạt giống bản địa gắn chặt với nét văn hóa truyền thống của nhiều sắc tộc khác nhau trong các vùng đất và địa phương của họ.
Tuy nhiên, hiện nay, theo nghiên cứu cho thấy 93% hạt giống trên trái đất này bị mất đi trong vòng 80 năm qua. Việc canh tác độc canh sử dụng giống lai thay cho các giống truyền thống đã làm nhiều loài trên thế giới bị tuyệt chủng. Người nông dân, đặc biệt là phụ nữ mất đi quyền của mình trong sản xuất nông nghiệp. Họ phải lệ thuộc vào nguồn giống bán ngoài thị trường mà không có khả năng để lại cho thế hệ sau.
Với những ý nghĩa đó, chiều ngày 29/9/2020 tại Đưng Knớ, Lạc Dượng, Lâm Đồng, Caritas Đà Lạt đồng hành và tổ chức buổi giao lưu chia sẻ hạt giống bản địa đến từ 10 cộng đồng dân tộc thiểu số khác nhau trong tỉnh Lâm Đồng...
Buổi trưng bày các hạt giống địa phương được tổ chức tại hội trường giáo xứ Đưng Knớ. Các thành phần tham gia là nhân viên Caritas Đà Lạt và các nông dân đến từ nhiều vùng khác nhau đem đến để trưng bày.
Buổi lễ được bắt đầu từ lời cầu nguyện trên hạt giống. Mỗi vùng chọn ra một người đại diện để cầu nguyện theo câu ca dao và lời kinh riêng của từng vùng. Hiện diện nơi đây có các sắc tộc: KoHo, Mạ, Cill, M’Nông. Sau đó là phút thinh lặng để mỗi thành viên hiểu và cảm nhận được giá trị của hạt giống. Sau khi cầu nguyện xong, các nông dân đến bàn trưng bày và mỗi người nhận lấy những hạt giống mình thích và thiếu về trồng và chăm sóc chúng cho tới khi ra hoa kết trái. Các giống này và những loại khác lại tiếp tục được trồng, nhân lên và trao đổi, chia sẻ trong các buổi diễn đàn tiếp theo rồi nhiều người sẽ có được các giống này và chúng sẽ tiếp tục được giữ gìn và truyền lại cho các lớp thế hệ kế thừa.
Niềm vui kết nối niềm vui nông dân tự hào vì mình lưu giữ những hạt giống nhỏ bé có nhiều hình thù khác nhau này có thể nuôi được bản thân, gia đình và nuôi sống cả cả thế giới nữa. bàn tay mình làm ra và bàn tay mình lưu giữ và truyền lại cho lớp thế hệ kế thừa.
Đây là một hoạt động nằm trong diễn đàn trao đổi học hỏi lần 1 dành cho các nhóm cộng đồng đã có sản phẩm được Caritas Đà Lạt đồng hành và tổ chức trong thời gian 2 năm. Mục tiêu của diễn đàn lần này với chủ đề “phát huy kiến thức bản địa trong chủ quyền lương thực” Đây là môi trường cho các nhóm giao lưu và truyền lửa cho nhau trong tiến trình tạo ra sự thay đổi toàn diện và vững bền.
Người dân đang nhận những hạt giống yêu thích để về gieo trồng |
Những người tham dự cùng cầu nguyện |
Pang Pế K’Thin
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét