
Marketing và phát triển sản phẩm nông nghiệp sinh thái cho người dân bản địa
Đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp sinh thái từ các địa phương là một vấn đề nhức nhối của người nông dân nói chung cũng như người dân bản địa nói riêng. Nông dân là người trực tiếp trồng và canh tác sản phẩm nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ… Bấy giờ họ khát khao các sản phẩm được phát triển tốt hơn, có giá trị hơn trong thị trường và trực tiếp đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Cùng chung vấn đề đó, Caritas Đà Lạt đã đồng hành một số nơi trong tỉnh Lâm Đồng với mục tiêu “phát triển sản phẩm khi có nguyên liệu thô, cùng nhau định hướng và lựa chọn mô hình kinh doanh cộng đồng phù hợp để đi đến xây dựng chiến lược Marketing sản phẩm”.
Chương trình tập huấn diễn đàn Slep 2 (Sanpham
learning exchange platform) do Caritas Đà Lạt chủ trì diễn ra trong 4 ngày từ
ngày 12 đến 15/03/2021 tại trụ sở Ban BAXH Caritas Việt Nam - 319 quốc lộ 13, Thủ
Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Marketing
và phát triển sản phẩm nông nghiệp sinh thái”.
Cùng đồng tổ chức có tổ chức NTFP
Việt Nam (thuộc viện sinh thái học miền nam), và BSA (trung tâm nghiên cứu kinh
doanh và hỗ trợ doanh nghiệp) là đơn vị giảng huấn.
Ngày thứ ba, cả đoàn chúng tôi lại
tiếp tục di chuyển đến tham quan “phiên chợ xanh tử tế” tại 135A Pasteur, quận
3 thành phố Hồ Chí Minh. Với sự hướng dẫn của cô Vũ Kim Anh Phó Giám đốc trung
tâm BSA, chúng tôi tự tin khai thác thông tin nhiều mặt hàng trong phiên chợ. Nổi
bật trong phiên chợ là các sản phẩm địa phương của một nhóm đã thành công trong
chương trình khởi nghiệp và nhóm đang khởi xướng hướng đến sản xuất thực phẩm sạch,
an toàn và tự nhiên. Điều thích nhất ở phiên chợ này là người ta sử dụng túi ni
lông tự hủy. Các sản phẩm tại đây hầu hết có mẫu mã, logo, thương hiệu, cách bài
trí đẹp và bắt mắt, marketing chuyên nghiệp. Tôi thầm nghĩ biết đâu chính sản
phẩm của cộng đồng chúng tôi cũng sẽ có mặt trong phiên chợ vào một thời điểm
không xa.
Chiều cùng ngày, chúng tôi tiếp tục
buổi học lí thuyết với chủ đề “Định hướng
và lựa chọn mô hình kinh doanh cộng đồng phù hợp”. Qua bài học thầy Ngô
Đình Dũng đã giúp chúng tôi hiểu hơn cách định hướng mô hình kinh doanh phù hợp
với tiềm năng sẵn có tại địa phương, cách nâng giá trị sản phẩm qua các công dụng,
cách thiết kế bao bì để trông thu hút hơn. Đặc biệt sau buổi học, những hạt giống
được mang đến từ các cộng đồng được trưng bày, cầu nguyện và trao đổi, chia sẻ
cho nhau. Mong hạt giống tiếp tục sinh sôi nảy nở và phát triển, ai trong số các
anh chị em tại đây đều được chọn những hạt giống mình thích về trồng tại gia
đình và cho cộng đồng.
Ngày cuối, chúng tôi được gặp gỡ Thầy Nguyễn Đông Triều một người thầy tràn đầy năng lượng tươi trẻ, nhiệt huyết với chuyên đề “xây dựng chiến lược Marketting sản phẩm”. Lớp học chúng tôi rất say mê và tràn ngập tiếng cười trong vấn đề thực tế mà không bị gò bó trong khuôn khổ tài liệu. Chúng tôi tự do nêu lên ý kiến, vấn đề khó khăn, câu hỏi và câu trả lời, những câu chuyện của sản phẩm. Chúng tôi hoàn toàn bị thu hút với cách giảng của thầy, từ những vấn đề thầy đưa ra, cả những câu chuyện và văn hóa rất bản địa của chúng tôi lồng vào sản phẩm.
Kết thúc hành trình học hỏi 4
ngày, cùng với sự hiện diện của Cha Giám Đốc Caritas Việt Nam, các nhóm tham dự
chia sẻ lời cảm ơn, những cái bắt tay, cái ôm thân tình đã để lại thật nhiều cảm
xúc trong lòng mỗi người. Mong rằng với kế hoạch và mong muốn mà chúng tôi đưa
ra sẽ được thực hiện để sản phẩm của cộng đồng trở nên có giá trị hơn. Đó cũng
là điều mong mỏi của mỗi cá nhân cũng như của các nhóm cộng đồng và sẽ được chia
sẻ với nhau trong diễn đàn tiếp theo dự kiến triển khai vào tháng 9 năm 2021 với
chủ đề “Doanh nghiệp cộng đồng”.
Người viết
Ka Huyễn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét